1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đang đóng hoặc sửa chữa, hoán cải chạy thử người làm thủ tục nộp, xuất trình cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ, tài liệu theo quy định.
b) Giải quyết TTHC:
- Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép chạy thử; trường hợp chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do, cách thức giải quyết.
- Trường hợp tàu biển được cấp Giấy phép chạy thử nhưng quá 24 giờ không chạy thử thì phải làm lại thủ tục chạy thử theo quy định.
- Trường hợp tàu thuyền chạy thử từ vùng nước cảng biển này tới vùng nước cảng biển khác thì Giấy phép chạy thử được thay thế bằng Giấy phép rời cảng.
2. Cách thức thực hiện:
Qua Fax, thư điện tử, nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho cảng vụ hàng hải.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Các giấy tờ phải nộp (bản chính) gồm:
+ Giấy đề nghị chạy thử tàu trong đó nêu rõ lý do di chuyển, nơi đến và thời gian chạy thử;
+ Danh sách thuyền viên;
+ Danh sách người đi theo tàu (nếu có).
- Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:
+ Chứng chỉ chuyên môn thuyền viên;
+ Phương án lai dắt tàu trong trường hợp tàu chạy thử không sử dụng máy của tàu.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Người làm thủ tục.
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải;
d) Cơ quan phối hợp: Không có.
7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:
Giấy phép chạy thử.
8. Phí, lệ phí:
- Phí trọng tải tàu, thuyền: tàu thuyền chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại Điều 7 và Điều 12 Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Phí bảo đảm hàng hải: tàu thuyền chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại Điều 8 và Điều 13 Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước: tàu thuyền chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại Điều 9 và Điều 14 Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Lệ phí ra, vào cảng biển: theo quy định tại Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
- Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 90/2019/TT-BTC ngày 31/12/ 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.