• 1. Phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm
    • Phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

      - Cơ quan có thẩm quyền bao gồm:

      + Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải;

      + Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến quốc phòng và tài sản chìm đắm trong khu vực quân sự;

      + Bộ Công an chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh quốc gia;

      + Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau:

      • Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt. Trước khi phê duyệt phương án trục vớt, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải báo cáo và nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải;
      • Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ hàng hải đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm xác định được chủ sở hữu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trong vùng nước cảng biển hoặc vùng biển Việt Nam do chủ sở hữu tài sản chìm đắm tổ chức trục vớt.

        +  Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì tổ chức phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và quyết định tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ và phân cấp cho các cơ quan sau đây thực hiện:

      • Sở Giao thông vận tải phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải tổ chức trục vớt;
      • Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm đã xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp đến người nộp hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

      - Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức phê duyệt phương án trục vớt trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt thì thời hạn này không quá 48 giờ.

      2. Cách thức thực hiện:

      - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Tờ khai phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo mẫu;

      - Phương án trục vớt tài sản chìm đắm, gồm các nội dung cơ bản sau:

      + Tên, số lượng, loại tài sản chìm đắm;

      Số lượng, loại hàng chở trên tàu (nếu là tàu thuyền);

      Khối lượng nhiên liệu trên tàu (nếu là tàu thuyền);

      + Căn cứ tổ chức việc trục vớt;

      + Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản chìm đắm (nếu có);

      + Địa điểm tài sản bị chìm đắm;

      Dự kiến thời gian bắt đầu và thời hạn trục vớt;

      + Phương tiện tham gia và biện pháp trục vớt;

      + Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình trục vớt;

      + Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình trục vớt;

      Biện pháp bảo quản tài sản bị chìm đắm sau khi được trục vớt;

      + Bàn giao tài sản được trục vớt;

      + Biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

      + Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

      + Biện pháp phòng, chng cháy, nổ;

      + Dự toán chi phí trục vớt;

      + Đơn vị thực hiện trục vớt.

      Đối với phương án trục vớt do chủ sở hữu tài sản lập và thực hiện trục vớt thì phương án không bao gồm nội dung dự toán chi phí trục vớt.

      - Các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác có liên quan (nếu có).

      b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

      4. Thời hạn giải quyết:

      - Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm.

      - Không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.

      - Không quá 48 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:  Tổ chức, cá nhân.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

      d) Cơ quan phối hợp: Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:

      Văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm.

      8. Phí, lệ phí: Không có.                                                                         

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      - Tờ khai phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm.

      10. Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      -  Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;

      Nghị định số 05/2017/NĐ-CP ngày 16/01/2017 của Chính phủ quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

      * Mẫu Tờ khai

       

  • 2. Tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài vào cảng và tàu biển nước ngoài đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam
    • Tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài vào cảng và tàu biển nước ngoài đã nhập cảnh sau đó vào cảng biển khác của Việt Nam

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Thông báo tàu đến cảng: Trước khi tàu đến vị trí dự kiến đến cảng, người làm thủ tục gửi cho Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến các thông tin dưới đây:

      + Thông báo tàu biển đến cảng biển (theo mẫu Bản khai chung): Chậm nhất 08 giờ trước khi tàu đến vị trí dự kiến đến cảng; trường hợp tàu thuyền di chuyển giữa các cảng biển Việt Nam hoặc khu vực hàng hải không quá 20 hải lý thì chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đến vị trí đến cảng. Tàu biển, tàu quân sự, tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ, tàu biển đến theo lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông báo chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến vị trí dự kiến đến cảng. Chậm nhất 12 giờ kể từ khi tàu biển dự kiến đến khu neo đậu chờ quá cảnh.

      - Xác báo tàu đến cảng:

      + Tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng sớm hoặc muộn hơn 02 giờ so với thời gian trong thông báo tàu đến cảng biển phải thực hiện xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến vị trí dự kiến theo mẫu;

      + Trường hợp tàu biển có người ốm, người chết, người cứu vớt được trên biển hoặc có người trốn trên tàu, tàu biển phải thực hiện xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến vị trí dự kiến, các thông tin về tên, tuổi, quốc tịch, tình trạng bệnh tật, lý do tử vong và các yêu cầu liên quan khác theo mẫu.

      - Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng biển theo Kế hoạch điều động, người làm thủ tục nộp hồ sơ để làm thủ tục cho tàu thuyền tại trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức liên quan biết thông tin về việc tàu thuyền vào cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam theo quy định để thực hiện thủ tục và phối hợp triển khai điều động, tiếp nhận tàu.

      + Cảng vụ hàng hải xử lý, giải quyết hồ sơ đối với tàu thuyền, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên và là cơ quan quyết định cuối cùng cho tàu thuyền vào cảng biển;

      + Biên phòng cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu, người trốn trên tàu và người lên, xuống tàu;

      + Hải quan cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với hàng hóa, hành lý, nguyên, nhiên vật liệu trên tàu.

      - Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu đến cảng, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng, Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, thông số kỹ thuật của tàu, loại hàng, kế hoạch điều độ của cảng, kế hoạch dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu và ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét quyết định chấp thuận cho tàu vào cảng thông qua Kế hoạch điều động theo mẫu; trường hợp không chấp thuận cho tàu vào cảng phải thông báo cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.

      - Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục chuyên ngành và thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hoàn thành thủ tục; trường hợp tàu biển chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do.

      2.  Cách thức thực hiện:

      - Gửi Thông báo tàu đến, xác báo tàu đến, hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền theo quy định bằng fax, khai báo điện tử, nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

      - Trường hợp làm thủ tục điện tử: người làm thủ tục thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Các giấy tờ gửi bằng fax hoặc thư điện tử:

      + Thông báo tàu đến cảng biển (theo mẫu Bản khai chung);

      + Xác báo tàu đến (nếu có thay đổi thời gian đến cảng và các thông tin khác theo quy định).

      - Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, gồm:

      + Nộp cho cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo mẫu; Danh sách thuyền viên theo mẫu; Danh sách hành khách (nếu có) theo mẫu; Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Giấy phép rời cảng;

      + Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung (đối với tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài) theo mẫu, Danh sách thuyền viên theo mẫu; Danh sách hành khách (nếu có) theo mẫu, Bản khai vũ khí vật liệu nổ theo mẫu, Bản khai người trốn trên tàu theo mẫu;

      + Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Danh sách thuyền viên (nếu có thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo mẫu, Bản khai hàng hóa (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Bản khai dự trữ của tàu (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có hành khách, thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo mẫu.

      - Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

      + Trình Cảng vụ hàng hải: Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định, các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định, Sổ thuyền viên;

      + Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu của thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài);

      + Khi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan yêu cầu trình: Hộ chiếu, Phiếu tiêm chủng quốc tế của hành khách (nếu có hành khách mang quốc tịch nước ngoài).

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.      

      4. Thời hạn giải quyết:

      - Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục chuyên ngành và thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hoàn thành thủ tục.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Người làm thủ tục: là chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khai báo và làm thủ tục theo quy định tại Nghị định này với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải.

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có.

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

      - Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải;

      - Biên phòng cửa khẩu;

      - Hải quan cửa khẩu.

      d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Kế hoạch điều động tàu thuyền.

      8. Phí, lệ phí:

      - Các loại phí:

      + Phí trọng tải tàu, thuyền: theo biểu phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      + Phí bảo đảm hàng hải: theo biểu phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      + Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước: theo biểu phí quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      - Lệ phí vào cảng biển: theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      - Riêng trường hợp tàu biển hoạt động tuyến nội địa không chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh nhưng có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài vào cảng: thu phí, lệ phí theo biểu phí nội địa của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: 

      - Bản khai chung;

      - Xác báo tàu đến cảng;

      - Danh sách thuyền viên;

      - Danh sách hành khách;

      - Bản khai hàng hóa nguy hiểm;

      - Bản khai vũ khí vật liệu nổ;

      - Bản khai người trốn trên tàu;

      - Bản khai hàng hóa;

      - Bản khai dự trữ của tàu;

      - Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu;

      - Kế hoạch điều động tàu thuyền.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

      Tất cả các loại tàu thuyền chỉ được phép vào cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

      11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015.

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

      - Thông tư số 90/2019/TT-BTC ngày 31/12/ 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

      * Mẫu Tờ khai

       

  • 3. Tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam có chở hàng nhập khẩu, hàng
    • Tàu biển hoạt động tuyến nội địa có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh hoặc có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam có chở hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh có hành khách hoặc thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng, người làm thủ tục phải thông báo trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin liên lạc khác cho Cảng vụ hàng hải biết nội dung Thông báo tàu rời cảng theo mẫu.

      - Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu của tàu biển.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức liên quan biết thông tin về việc tàu thuyền rời cảng biển theo quy định để thực hiện thủ tục và phối hợp triển khai:

      + Cảng vụ hàng hải xử lý, giải quyết hồ sơ đối với tàu thuyền, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên và là cơ quan quyết định cuối cùng cho tàu thuyền rời cảng biển;

      + Hải quan cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với hàng hóa, hành lý, nguyên, nhiên vật liệu trên tàu;

      + Biên phòng cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu, người trốn trên tàu và người lên, xuống tàu.

      - Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục và thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng cho tàu biển; trường hợp chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do, cách thức giải quyết.

      - Trường hợp tàu biển đã được cấp Giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời càng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định.

      2.  Cách thức thực hiện:

      - Gửi Thông báo tàu rời cảng, hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền theo quy định bằng Fax, khai báo điện tử, nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

      - Trường hợp làm thủ tục điện tử: người làm thủ tục thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, gồm:

      + Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo mẫu, Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi thuyền viên) theo mẫu, Danh sách hành khách (nếu có thay đổi hành khách) theo mẫu, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu;

      + Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Bản khai chung (nếu có hành khách, thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo mẫu, Danh sách thuyền viên (nếu có thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo mẫu, Danh sách hành khách (nếu có hành khách mang quốc tịch nước ngoài) theo mẫu;

      + Nộp cho Hải quan cửa khẩu: Bản khai chung (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Danh sách thuyền viên (nếu có thuyền viên mang quốc tịch nước ngoài) theo mẫu, Bản khai hàng hóa (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Bản khai dự trữ của tàu (nếu có chở hàng nhập khẩu, quá cảnh) theo mẫu, Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu (nếu có hành khách, thuyền viên, mang quốc tịch nước ngoài) theo mẫu.

      - Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

      + Trình Cảng vụ hàng hải: Các giấy chứng nhận của tàu biển và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nếu thay đổi so với khi đến); các giấy tờ liên quan đến xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật;

      + Trình Biên phòng cửa khẩu: Hộ chiếu của thuyền viên, hành khách hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có thuyền viên, hành khách mang quốc tịch nước ngoài);

      + Trình Kiểm dịch y tế: Phiếu tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm).

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.      

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo quy định.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Người làm thủ tục: là chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khai báo và làm thủ tục theo quy định tại Nghị định này với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

      - Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải;

      - Biên phòng cửa khẩu;

      - Hải quan cửa khẩu;

      - Kiểm dịch y tế.

      d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng cửa khẩu, Hải quan cửa khẩu, Kiểm dịch y tế.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Giấy phép rời cảng.

      8. Phí, lệ phí:

      - Các loại phí:

      + Phí trọng tải tàu, thuyền

      + Phí bảo đảm hàng hải

      + Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước

      - Lệ phí rời cảng biển

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: 

      - Thông báo tàu rời cảng;

      - Bản khai chung;

      - Danh sách thuyền viên;

      - Danh sách hành khách;

      - Bản khai hàng hóa nguy hiểm;

      - Bản khai hàng hóa;

      - Bản khai dự trữ của tàu;

      - Bản khai hành lý phải nộp thuế, bị cấm hoặc hạn chế của hành khách, thuyền viên, người đi theo tàu.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11.  Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

      Thông tư số 90/2019/TT-BTC ngày 31/12/ 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.


      * Mẫu Tờ khai

  • 4. Tàu biển hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển (bao gồm cả tàu quân sự, tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ, phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB và các phương tiện thủy khác không quy định tại các khoản 2, 3 Đi
    • Tàu biển hoạt động tuyến nội địa vào cảng biển (bao gồm cả tàu quân sự, tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ, phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB và các phương tiện thủy khác không quy định tại các khoản 2, 3 Điều 72)

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Thông báo tàu đến cảng: Trước khi tàu đến vị trí dự kiến đến cảng, người làm thủ tục gửi cho Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến các thông tin dưới đây:

      + Thông báo tàu biển đến cảng biển (theo mẫu Bản khai chung): Chậm nhất 08 giờ trước khi tàu đến vị trí dự kiến đến cảng; trường hợp tàu thuyền di chuyển giữa các cảng biển Việt Nam hoặc khu vực hàng hải không quá 20 hải lý thì chậm nhất 02 giờ trước khi tàu thuyền đến vị trí đến cảng. Tàu biển, tàu quân sự, tàu biển có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu vận chuyển chất phóng xạ, tàu biển đến theo lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông báo chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến vị trí dự kiến đến cảng. Chậm nhất 12 giờ kể từ khi tàu biển dự kiến đến khu neo đậu chờ quá cảnh.

      - Xác báo tàu đến cảng:

      + Tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng sớm hoặc muộn hơn 02 giờ so với thời gian trong thông báo tàu đến cảng biển phải thực hiện xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến vị trí dự kiến theo mẫu;

      + Trường hợp tàu biển có người ốm, người chết, người cứu vớt được trên biển hoặc có người trốn trên tàu, tàu biển phải thực hiện xác báo cho Cảng vụ hàng hải biết chính xác thời gian tàu đến vị trí dự kiến, các thông tin về tên, tuổi, quốc tịch, tình trạng bệnh tật, lý do tử vong và các yêu cầu liên quan khác theo mẫu.

      - Chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc 04 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước cảng biển theo Kế hoạch điều động, người làm thủ tục nộp hồ sơ để làm thủ tục cho tàu thuyền tại trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện Cảng vụ hàng hải.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức liên quan biết thông tin về việc tàu thuyền vào cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam theo quy định để thực hiện thủ tục và phối hợp triển khai điều động, tiếp nhận tàu;

      + Cảng vụ hàng hải xử lý, giải quyết hồ sơ đối với tàu thuyền, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên và là cơ quan quyết định cuối cùng cho tàu thuyền vào cảng biển;

      + Biên phòng cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu, người trốn trên tàu và người lên, xuống tàu.

      - Trên cơ sở thông báo, xác báo tàu đến cảng, chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đến vị trí dự kiến đến cảng, Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ điều kiện thực tế, thông số kỹ thuật của tàu, loại hàng, kế hoạch điều độ của cảng, kế hoạch dẫn tàu của tổ chức hoa tiêu và ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước để xem xét quyết định chấp thuận cho tàu vào cảng thông qua Kế hoạch điều động theo mẫu; trường hợp không chấp thuận cho tàu vào cảng phải thông báo cho người làm thủ tục và nêu rõ lý do.

      - Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục chuyên ngành và thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hoàn thành thủ tục; trường hợp tàu biển chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do.

      2.  Cách thức thực hiện:

      - Gửi Thông báo tàu đến, xác báo tàu đến, hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền theo quy định bằng Fax, khai báo điện tử, nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

      - Trường hợp làm thủ tục điện tử: người làm thủ tục thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Các giấy tờ gửi qua fax hoặc thư điện tử:

      + Thông báo tàu đến cảng (theo mẫu Bản khai chung);

      + Xác báo tàu đến cảng theo mẫu (nếu có thay đổi thời gian đến theo quy định);

      - Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, gồm:

      + Nộp cho Cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo mẫu; Danh sách thuyền viên theo mẫu; Danh sách hành khách (nếu có) theo mẫu; Giấy phép rời cảng.

      + Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Danh sách thuyền viên theo mẫu; Danh sách hành khách (nếu có) theo mẫu.

      - Các giấy tờ phải xuất trình Cảng vụ (bản chính), bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật của tàu theo quy định, Sổ thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo quy định.

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.      

      4. Thời hạn giải quyết:

      - Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục chuyên ngành, thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hoàn thành thủ tục.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Người làm thủ tục: là chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khai báo và làm thủ tục theo quy định với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

      - Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải;

      - Biên phòng cửa khẩu;

      d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng cửa khẩu.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Kế hoạch điều động tàu thuyền.

      8. Phí, lệ phí:

      - Các loại phí:

      + Phí trọng tải tàu, thuyền

      + Phí bảo đảm hàng hải

      + Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước

      - Lệ phí vào cảng

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      - Bản khai chung;

      - Xác báo tàu đến cảng;

      - Danh sách thuyền viên;

      - Danh sách hành khách;

      - Kế hoạch điều động tàu thuyền.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

      - Tất cả các loại tàu thuyền chỉ được phép vào cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

      11.  Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

      - Thông tư số 90/2019/TT-BTC ngày 31/12/ 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

       

  • 5. Tàu biển hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam (bao gồm cả tàu quân sự, tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ, phương tiện thủy nội địa mang
    • Tàu biển hoạt động tuyến nội địa rời cảng biển và tàu biển đã nhập cảnh sau đó rời cảng để đến cảng biển khác của Việt Nam (bao gồm cả tàu quân sự, tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ, phương tiện thủy nội địa mang cấp

       

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng, người làm thủ tục phải thông báo trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin liên lạc khác cho Cảng vụ biết nội dung Thông báo tàu rời cảng.

      - Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng, người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu của tàu biển theo quy định.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức liên quan biết thông tin về việc tàu thuyền rời cảng biển theo quy định để thực hiện thủ tục và phối hợp triển khai:

      + Cảng vụ hàng hải xử lý, giải quyết hồ sơ đối với tàu thuyền, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên và là cơ quan quyết định cuối cùng cho tàu thuyền rời cảng biển;

      + Biên phòng cửa khẩu xử lý, giải quyết hồ sơ đối với thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu, người trốn trên tàu và người lên, xuống tàu.

      - Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục chuyên ngành và thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng cho tàu; trường hợp tàu biển chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do, cách thức giải quyết.

      - Trường hợp tàu biển đã được cấp Giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời càng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định.

      2.  Cách thức thực hiện:

      - Qua Fax, khai báo điện tử, nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

      - Trường hợp làm thủ tục điện tử: người làm thủ tục thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Các giấy tờ phải nộp (bản chính) gồm:

      + Nộp cho cảng vụ hàng hải: Bản khai chung theo mẫu; Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi) theo mẫu; Danh sách hành khách (nếu có thay đổi) theo mẫu;

      + Nộp cho Biên phòng cửa khẩu: Danh sách thuyền viên (nếu có thay đổi) theo mẫu; Danh sách hành khách (nếu có thay đổi) theo mẫu.

      - Các giấy tờ phải xuất trình Cảng vụ (bản chính), bao gồm: Các giấy chứng nhận của tàu biển và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (nếu có thay đổi so với khi đến), các giấy tờ liên quan đến xác nhận nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định pháp luật.

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.      

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, các cơ quan quản lý nhà nước xử lý, giải quyết thủ tục chuyên ngành và thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết kết quả và Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng cho tàu.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Người làm thủ tục là: chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thực hiện việc khai báo và làm thủ tục theo quy định tại Nghị định này với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

      - Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải;

      - Biên phòng cửa khẩu;

      d) Cơ quan phối hợp: Biên phòng cửa khẩu.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Giấy phép rời cảng.

      8. Phí, lệ phí:

      - Các loại phí:

      + Phí trọng tải tàu, thuyền

      + Phí bảo đảm hàng hải

      + Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước

      - Lệ phí rời cảng

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      - Thông báo tàu rời cảng;

      - Bản khai chung;

      - Danh sách thuyền viên;

      - Danh sách hành khách.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11.  Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

      - Thông tư số 90/2019/TT-BTC ngày 31/12/ 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

      * Mẫu Tờ khai

       

  • 6. Tàu biển đang đóng hoặc sửa chữa, hoán cải chạy thử
    • u biển đang đóng hoặc sửa chữa, hoán cải chạy thử

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển đang đóng hoặc sửa chữa, hoán cải chạy thử người làm thủ tục nộp, xuất trình cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ, tài liệu theo quy định.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Chậm nhất 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép chạy thử; trường hợp chưa hoàn thành thủ tục phải thông báo và nêu rõ lý do, cách thức giải quyết.

      - Trường hợp tàu biển được cấp Giấy phép chạy thử nhưng quá 24 giờ không chạy thử thì phải làm lại thủ tục chạy thử theo quy định.

      - Trường hợp tàu thuyền chạy thử từ vùng nước cảng biển này tới vùng nước cảng biển khác thì Giấy phép chạy thử được thay thế bằng Giấy phép rời cảng.

      2.  Cách thức thực hiện:

      Qua Fax, thư điện tử, nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho cảng vụ hàng hải.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Các giấy tờ phải nộp (bản chính) gồm:

      + Giấy đề nghị chạy thử tàu trong đó nêu rõ lý do di chuyển, nơi đến và thời gian chạy thử;

      + Danh sách thuyền viên;

      + Danh sách người đi theo tàu (nếu có).

      - Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

      + Chứng chỉ chuyên môn thuyền viên;

      + Phương án lai dắt tàu trong trường hợp tàu chạy thử không sử dụng máy của tàu.

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.      

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 01 giờ, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC: Người làm thủ tục.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      d) Cơ quan phối hợp: Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Giấy phép chạy thử.

      8. Phí, lệ phí:

      - Phí trọng tải tàu, thuyền: tàu thuyền chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại Điều 7 và Điều 12 Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

      - Phí bảo đảm hàng hải: tàu thuyền chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại Điều 8 và Điều 13 Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

      - Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước: tàu thuyền chạy thử sau khi sửa chữa, đóng mới mà không xếp, dỡ hàng hóa, không đón, trả khách áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại Điều 9 và Điều 14 Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

      - Lệ phí ra, vào cảng biển: theo quy định tại Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11.  Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

      - Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 90/2019/TT-BTC ngày 31/12/ 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải và Thông tư số 17/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí hàng hải; Thông tư số 74/2021/TT-BTC ngày 27/8/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 261/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.


       

       

  • 7. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển (trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB)
    • Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển (trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB)

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Trước khi phương tiện thủy nội địa vào cảng biển hoặc sau khi vào neo đậu an toàn, người làm thủ tục nộp, xuất trình cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ, tài liệu của phương tiện thủy theo quy định.

      - Trường hợp phương tiện thủy nội địa vào cảng biển và lưu lại trong khoảng thời gian không quá 72 giờ, không bốc, dỡ hàng hóa, không đón, trả hành khách và giấy tờ, tài liệu khi làm thủ tục rời cảng không thay đổi so với khi đến thì được làm thủ tục vào, rời vào lúc rời cảng.

      bGiải quyết TTHC:

      - Chậm nhất 30 phút kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hàng hải hoàn thành thủ tục. Trường hợp không hoàn thành thủ tục phải trả lời và nêu rõ lý do.

      2.  Cách thức thực hiện:

      - Qua fax, khai báo điện tử, gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

      - Trường hợp làm thủ tục điện tử: người làm thủ tục thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.

      3. Thành phầnsố lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Các giấy tờ phải nộp (bản chính), mỗi loại 01 bản, gồm: Bản khai chung (đối với phương tiện thủy nội địa) theo mẫu, Danh sách hành khách (đối với phương tiện chở khách) theo mẫu, Giấy phép rời cảng;

      - Các giấy tờ phải xuất trình (bản chính), bao gồm:

      Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; Sổ Danh bạ thuyền viên; Bằng hoặc Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện; Hợp đồng vận chuyển hoặc hóa đơn xuất kho hoặc giấy vận chuyển hàng hóa (nếu có).

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.      

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC: Người làm thủ tục.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      d) Cơ quan phối hợp: Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Giấy phép vào cảng biển.

      8. Phí, lệ phí:

      Mức thu phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      - Bản khai chung;

      - Danh sách hành khách.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11.  Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

      - Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa

      * Mẫu Tờ khai

       

  • 8. Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển (trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB)
    • Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa rời cảng biển (trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB)

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      Trước khi phương tiện thủy nội địa rời cảng biển, người làm thủ tục nộp, xuất trình cho Cảng vụ hàng hải các giấy tờ, tài liệu của phương tiện thủy theo quy định.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp và xuất trình đủ các giấy tờ theo quyđịnh, 

      Cảng vụ hàng hải cấp Giấy phép rời cảng biển đối với phương tiện thủy nội địa.

      - Trường hợp phương tiện thủy nội địa vào cảng biển và lưu lại trong khoảng thời gian không quá 72 giờ, không bốc, dỡ hàng hóa, không đón, trả hành khách và giấy tờ, tài liệu khi làm thủ tục rờicảng không thay đổi so với khi đến thì được làm thủ tục vào, rời vào lúc rời cảng.

      - Trường hợp phương tiện thủy nội địa được cấp Giấy phép rời cảng nhưng vẫn lưu lại vùngnước cảng quá 24 giờ, kể từ thời điểm phương tiện được phép rời cảng thì phải làm lại thủ tục rờicảng biển theo quy định.

      2.  Cách thức thực hiện:

      - Qua fax, khai báo điện tử, gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

      - Trường hợp làm thủ tục điện tử: người làm thủ tục thực hiện khai báo, gửi hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử và không phải nộp, xuất trình giấy tờ tại địa điểm làm thủ tục. Trường hợp giấy tờ khai báo, gửi qua Cổng thông tin điện tử không bảo đảm điều kiện của chứng từ điện tử hoặc không đủ dữ liệu điện tử để kiểm tra, đối chiếu, người làm thủ tục nộp, xuất trình tại địa điểm làm thủ tục.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Bản khai chung (đối với phương tiện thủy nội địa) theo mẫu;

      - Danh sách hành khách (nếu có thay đổi) theo mẫu;

      - Giấy tờ liên quan đến những thay đổi so với giấy tờ khi vào cảng (nếu có);

      - Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật (nếu có).

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.      

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 30 phút, kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC: Người làm thủ tục.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải; 

      d) Cơ quan phối hợp: Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Giấy phép rời cảng biển.

      8. Phí, lệ phí:

      Mức thu phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: 

      - Bản khai chung;

      - Danh sách hành khách.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11.  Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

      - Thông tư số 248/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa

       

  • 9. Chấp thuận tiến hành các hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải
    •  

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      Người làm thủ tục gửi văn bản đề nghị đến Cảng vụ hàng hải.

      b) Giải quyết TTHC:

      Chậm nhất 04 giờ làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

      2. Cách thức thực hiện:

      Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      Văn bản đề nghị cho phép tiến hành các hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải theo mẫu.

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 04 giờ làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Tổ chức, cá nhân.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ hàng hải;

      d) Cơ quan phối hợp: Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Văn bản trả lời của Cảng vụ hàng hải.

      8. Phí, lệ phí: Không có.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      Đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

      * Mẫu Tờ khai

       

  • 10. Cho ý kiến đối với dự án xây dựng công trình trong vùng nước cảng biển và các công trình khác xây dựng trong vùng nước cảng biển
    •  

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hải hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác: trong quá trình đề xuất dự án, Chủ đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình đến Cục Hàng hải Việt Nam.

      - Đối với các công trình khác không thuộc các trường hợp trên, không phải cảng, bến thủy nội địa: trong quá trình đề xuất đầu tư xây dựng Chủ đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến về vị trí, quy mô dự kiến của công trình đến Cảng vụ hàng hải khu vực.

      b) Giải quyết TTHC:

      Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hải hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến và bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản trả lời chủ đầu tư về các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

      Đối với các công trình khác không thuộc các trường hợp trên, không phải cảng, bến thủy nội địa: Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có văn bản trả lời chủ đầu tư và nêu rõ các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

      2. Cách thức thực hiện:

      - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hải hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác, hồ sơ bao gồm:

               + Văn bản lấy ý kiến về sự cần thiết, vị trí, quy mô dự kiến của công trình, độ cao tĩnh không, độ sâu công trình;

               + Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình.

      Đối với các công trình khác không thuộc các trường hợp trên, không phải cảng, bến thủy nội địa, hồ sơ gồm:

               + Văn bản lấy ý kiến về vị trí, quy mô dự kiến của công trình.

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.                 

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Tổ chức, cá nhân.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

      - Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hải hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác: Cục Hàng hải Việt Nam

      Đối với các công trình khác không thuộc các trường hợp trên, không phải cảng, bến thủy nội địa: Cảng vụ Hàng hải;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:

      - Đối với các dự án công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hải hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như: Cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm và các công trình tương tự khác: Cục Hàng hải Việt Nam;

      Đối với các công trình khác không thuộc các trường hợp trên, không phải cảng, bến thủy nội địa: Cảng vụ Hàng hải;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      d) Cơ quan phối hợp: Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Văn bản trả lời về các yêu cầu cần tuân thủ để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

      8. Phí, lệ phí: Không có.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;

      Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

       

  • 11. Phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải
    • Phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải
       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải đến Cảng vụ hàng hải khu vực.

      - Các trường hợp phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải, bao gồm:

      + Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;

      + Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;

      + Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Cảng vụ hàng hải khu vực tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn hàng hải và gửi trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

      - Trước khi phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải, Cảng vụ hàng hải khu vực tổ chức lấy ý kiến của doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan; doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt theo quyết định của chủ đầu tư.

      - Riêng đối với các công trình xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác, trước khi phê duyệt, Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam. Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn hàng hải gửi Cảng vụ hàng hải; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

      2. Cách thức thực hiện:

      Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo mẫu;

      - Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;

      - Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;

      - Bản chính phương án bảo đảm an toàn hàng hải, gồm các nội dung cơ bản sau:

      + Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng gồm: Tên công trình, dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; vị trí thi công, xây dựng; quy mô xây dựng;

      + Thời gian thi công, xây dựng;

      + Biện pháp thi công được duyệt;

      + Biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải;

      + Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện.

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Tổ chức, cá nhân.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải;

      d) Cơ quan phối hợp: doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải, hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị liên quan.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      - Văn bản phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

      - Văn bản phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải phải ghi rõ: Thông tin chung về công trình, dự án; thời gian bàn giao mặt bằng; thời gian thi công, xây dựng; biện pháp thi công; biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải; việc lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu; phương án tổ chức, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát và các nội dung cần thiết khác.

      8. Phí, lệ phí: Không có.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

      11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;

      Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

      * Mẫu Tờ khai

       

  • 12. Phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa
    •  

      1.1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      Trước khi tiến hành hoạt động nạo vét, chủ đầu tư, nhà đầu tư phải xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông trình Cảng vụ Hàng hải khu vực để phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển; Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực (bao gồm: Chi cục đường thủy nội địa, Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Sở Giao thông vận tải nơi không tổ chức Cảng vụ đường thủy nội địa địa phương) để phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa (sau đây gọi là cơ quan có thểm quyền).

      b) Giải quyết TTHC:

      Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ ý kiến phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông và gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho chủ đầu tư, nhà đầu tư; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

      1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.

      1.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông;

      - Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;

      -  Bản sao quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;

      -  Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;

      -  Bản chính phương án bảo đảm an toàn giao thông.

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      1.4. Thời hạn giải quyết: Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ ý kiến phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn giao thông và gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho chủ đầu tư, nhà đầu tư; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

      1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

      1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

      - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cảng vụ Hàng hải khu vực; Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực;  

      - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện:  Không có;

      - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ Hàng hải khu vực; Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực;  

      - Cơ quan phối hợp: Không có.

      1.7. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt.

      1.8. Phí, lệ phí:Không có.

      1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Không có.

      1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

      1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

      - Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa.

       

  • 13. Chấp thuận việc thực hiện sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng biển nếu có ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ
    •  

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      Người đề nghị gửi văn bản đề nghị chấp thuận việc thực hiện sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng biển nếu có ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ đến Cảng vụ hàng hải.

      bGiải quyết TTHC:

      Chậm nhất 02 ngày làm việckể từ khi nhận được văn bản đ nghịCảng vụ hàng hải tổ chức lấy ý kiến và có văn bản trả lờitrường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

      2.  Cách thức thực hiện:

      Gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính.

      3. Thành phầnsố lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Văn bản đề nghị chấp thuận việc thực hiện sửa chữa, vệ sinh tàu thuyền hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng biển nếu có ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ theo mẫu;

      - Bản sao phương án phòng, chống cháy nổ.

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.      

      4. Thời hạn giải quyết:

      Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Tổ chức, cá nhân.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải;

      d) Cơ quan phối hợp: Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC:

      Văn bản trả lời của Cảng vụ hàng hải.

      8. Phí, lệ phí: Không có.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: 

      Văn bản đề nghị cho tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11.  Căn cứ pháp lý của TTHC:

      Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

      * Mẫu Tờ khai

       

  • 14. Thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển
    • Thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển

       

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      - Doanh nghiệp cảng biển nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Đánh giá an ninh cảng biển đến Cảng vụ hàng hải khu vực quản lý.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Cảng vụ hàng hải tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Doanh nghiệp cảng biển bổ sung hoàn chỉnh, nếu đầy đủ thì thông báo về thời gian đánh giá tại cảng biển.

      - Cảng vụ hàng hải tiến hành thẩm định đánh giá an ninh cảng biển tại cảng biển.

      - Sau khi hoàn thành thẩm định, nếu Đánh giá an ninh cảng biển đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải cấp Giấy chứng nhận Thẩm định - Phê duyệt.

      2. Cách thức thực hiện:

      - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Công văn đề nghị phê duyệt Đánh giá an ninh cảng biển do Giám đốc doanh nghiệp cảng ký theo mẫu;

      - 01 bản Đánh giá an ninh cảng biển có xác nhận của giám đốc Doanh nghiệp cảng biển ở trang cuối (đối với cảng liên doanh với nước ngoài hoặc người khai thác cảng là pháp nhân, thể nhân nước ngoài thì Đánh giá an ninh cảng biển phải được dịch sang tiếng Anh);

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      4. Thời hạn giải quyết:

      - Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá tại cảng biển.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC: Doanh nghiệp cảng biển.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:  Cảng vụ hàng hải;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

      c) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cảng vụ hàng hải;

      d) Cơ quan phối hợp(nếu có): Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.

      8. Phí, lệ phí: 

      Phí Thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển:  

      - Lần đầu hoặc định kỳ 5 năm: 15.000.0000 đồng/lần;

      - Bổ sung: 3.000.000 đồng/lần.

      9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      - Công văn đề nghị phê duyệt Đánh giá an ninh cảng biển;

      - Mẫu thẩm định, phê duyệt.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: 

      - Đánh giá an ninh cảng biển đáp ứng quy định của Bộ luật ISPS.

      11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015;

      - Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14/4/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển;

      - Thông tư số 192/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển, kế hoạch an ninh cảng biển và cấp lý lịch liên tục của tàu biển

       * Mẫu Tờ khai

       

  • 15. Công bố thông báo hàng hải về khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải
    •  

      1. Trình tự thực hiện:

      a) Nộp hồ sơ TTHC:

      Chủ đầu tư hoặc người khai thác gửi hồ sơ đề nghị công bố thông báo hàng hải đến Cảng vụ hàng hải.

      b) Giải quyết TTHC:

      - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

      - Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, công bố thông báo hàng hải; trường hợp không công bố, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

      2. Cách thức thực hiện:

      Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc bằng hình thức phù hợp khác.

      3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

      a) Thành phần hồ sơ:

      - Đơn đề nghị của chủ đầu tư hoặc người khai thác theo mẫu;

      - Bình đồ hoặc hải đồ thể hiện khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải;

      - Bản sao văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (nếu có);

      - Các tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến khu vực biển hạn chế hoặc cấm hoạt động hàng hải (nếu có).

      b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

      4. Thời hạn giải quyết:

      Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

      5. Đối tượng thực hiện TTHC:

      Chủ đầu tư hoặc người khai thác.

      6. Cơ quan thực hiện TTHC:

      a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cảng vụ hàng hải;

      b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

      c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cảng vụ hàng hải;

      d) Cơ quan phối hợp: Không có.

      7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Công bố thông báo hàng hải.

      8. Phí, lệ phí: Không có.

      9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:

      Đơn đề nghị công bố thông báo hàng hải.

      10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có.

      11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

      - Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015;

      - Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

      * Mẫu Tờ khai

       

Trang 1 / 2